BAO NHIÊU TUỔI THÌ HẾT TUỔI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI?
BAO NHIÊU TUỔI THÌ HẾT TUỔI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI?
Hiện nay, có rất nhiều người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng vẫn đang đi làm. Thời gian làm việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận dựa trên pháp luật quy định. Bảo hiểm xã hội không giới hạn việc bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Căn cứ khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng khi ký kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên vẫn làm việc ở các đơn vị sử dụng lao động chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội, được hưởng chế độ hưu trí thì vẫn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bình thường.
Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên cũng như không thuộc đối tượng như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hay hết tuổi lao động hoặc chết theo quy định tại khoản 1 Điều 3 điều này quy định.
Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội chỉ giới hạn độ tuổi tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chứ không giới hạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Với cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện đều không có quy định về tuổi tối đa tham gia.
* Quy định pháp luật về độ tuổi khi tham gia bảo hiểm xã hội
Dựa vào Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Đối với trường hợp người lao động là người Việt Nam là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau:
+Người lao động dựa vào hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn hay hợp đồng lao động theo mùa vụ. Hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng lao động đã được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi
+Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bắt buộc phải là công dân Việt Nam và từ đủ 15 tuổi trở lên, không được thuộc đối tượng quy định tại điều nêu trên.
Hiện nay bảo hiểm xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó:
+Bảo hiểm xã hội bắt buộc là bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quy định, trong đó người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia dựa vào khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
+Bảo hiểm xã hội tự nguyện là bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, trong đó người tham gia được phép chọn mức đóng phù hợp với bản thân, phương thức đóng phù hợp thu nhập của mỗi người. Nhà nước đặc biệt có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người tham gia được hưởng chế độ hưu trí cũng như tử tuất theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định. Người tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không được thuộc đối tượng đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, Luật bảo hiểm xã hội không quy định về độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mà chỉ quy định là bảo hiểm xã hội áp dụng bắt buộc đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được luật quy định từ độ tuổi tối thiểu 15 trở lên và không quy định giới hạn độ tuổi khi tham gia bảo hiểm.
Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải
Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
vplstronghai.nghean@gmail.com
0913 766 976