CÓ ĐƯỢC ĐI LÀM KHI CHƯA NGHỈ HẾT 6 THÁNG THAI SẢN?
CÓ ĐƯỢC ĐI LÀM KHI CHƯA NGHỈ HẾT 6 THÁNG THAI SẢN?
Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ muốn đi làm sớm sau sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đã nghỉ việc hưởng chế độ thai sản ít nhất được 04 tháng.
– Đã báo trước về việc đi làm sớm sau sinh và được người sử dụng lao động đồng ý nhận trở lại làm việc bình thường.
– Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo quy định trên, lao động nữ phải nghỉ thai sản ít nhất 04 tháng mới được quay trở lại làm việc.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, ngoài tiền lương theo công việc được trả khi đi làm, người lao động còn được nhận 02 khoản trợ cấp thai sản bao gồm:
– Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 x Mức lương cơ sở
– Trợ cấp thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng
Tuy nhiên, có một thiệt thòi cho người lao động đi làm sớm sau thai sản là không được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Bởi theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ dưỡng sức chỉ áp dụng đối với những người lao động đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục, cần được nghỉ thêm để điều dưỡng.
Với việc không được nghỉ chế độ dưỡng sức, người lao động sẽ mất đi một khoản tiền kha khá bởi mỗi ngày nghỉ dưỡng sức tương ứng với 30% lương cơ sở.
Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải
Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
vplstronghai.nghean@gmail.com
0913 766 976