THỜI GIAN TẠM GIAM CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO THỜI GIAN THI HÀNH ÁN KHÔNG?

THỜI GIAN TẠM GIAM CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO THỜI GIAN THI HÀNH ÁN KHÔNG?

1.Tạm giam là gì?

Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn. Đây được xem là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, người bị tạm giam sẽ bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, đồng thời bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại…

Cụ thể, tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định biện pháp tạm giam có thể áp dụng đối với các đối tượng là bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Biện pháp tạm giam cũng có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

– Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

– Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

– Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Ngoài ra, tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu người này tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Bộ luật Tố tụng hình sự còn quy định bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

– Tiếp tục phạm tội;

– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

– Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

2.Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu?

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:

Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

1.Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2.Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Theo quy định nêu trên, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá:

– 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,

– 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng,

– 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Theo đó, thời hạn tạm giam sau khi gia hạn như sau:

– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

– Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3.Thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không?

Liên quan đến vấn đề này, tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tù có thời hạn như sau:

Điều 38. Tù có thời hạn

1.Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

2.Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.

Như vậy, thời gian tạm giam được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

Ví dụ nếu thi hành án 3 năm tù nhưng thời gian tạm giam hết 18 tháng thì thời hạn thi hành án phạt tù còn lại chỉ là 18 tháng.

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng chín 27th, 2023 trong danh mục Tư vấn pháp luật, Hỏi - đáp
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap