KHÔNG NGHỈ HẾT PHÉP NĂM 2023: 2 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC THANH TOÁN TIỀN

KHÔNG NGHỈ HẾT PHÉP NĂM 2023: 2 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC THANH TOÁN TIỀN

1.Các trường hợp được thanh toán tiền khi không nghỉ hết phép năm 2023

Người lao động chưa nghỉ hằng năm/chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm do thôi việc/mất việc làm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

3.Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Theo đó, người lao động chỉ được thanh toán tiền nếu không nghỉ hết phép năm 2023 do thuộc 01 trong 02 trường hợp:

– Thôi việc; hoặc

– Bị mất việc làm.

Tức là, người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc không nghỉ hết phép năm nhưng không thuộc 02 trường hợp nêu trên thì cũng sẽ không được thanh toán tiền cho những ngày phép chưa nghỉ.

2.Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?

Việc chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau là do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng lưu ý chỉ được gộp tối đa 03 năm/lần.

Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

4.Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Căn cứ quy định trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chuyển ngày phép của năm nay sang năm sau.

Theo đó, việc có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động và đây không phải là quyền mặc định của người lao động.

Lưu ý: Chỉ được gộp ngày nghỉ hằng năm tối đa 03 năm một lần.

3.Xác định thời gian làm việc để tính phép năm như thế nào?

Thời gian làm việc để tính phép năm của người lao động bao gồm các khoảng thời gian được quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

(2) Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

(3) Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

(4) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn ≤ 01 tháng/năm.

(5) Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn ≤ 06 tháng.

(6) Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn ≤ 02 tháng/năm.

(7) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

(8) Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định pháp luật.

(9) Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

(10) Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Đối với các trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm được tính theo công thức sau:

Số ngày nghỉ phép năm

= Số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có) x

Số tháng làm việc thực tế trong năm

12

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng mười hai 26th, 2023 trong danh mục Hỏi - đáp, Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap