SỐ LẠ ĐĂNG KÝ THÔNG TIN THUÊ BAO CỦA MÌNH, PHẢI LÀM SAO?
SỐ LẠ ĐĂNG KÝ THÔNG TIN THUÊ BAO CỦA MÌNH, PHẢI LÀM SAO?
1.Số lạ đăng ký thông tin thuê bao của mình, phải làm sao?
Căn cứ Quyết định 06/QĐ-TTg, các thuê bao di động nếu không chuẩn hóa trước 31/3/2023 sẽ bị khóa một chiều và sẽ bị khóa hai chiều nếu không chuẩn hóa trước ngày 15/4/2023.
Bởi theo Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP, khách hàng sử dụng điện thoại phải cung cấp thông tin chính xác về họ tên, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp… và phải đăng ký thông tin chính chủ với nhà mạng.
Do đó, sau ngày 15/4/2023 vừa rồi, theo thông tin nếu khách hàng vẫn chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin chính chủ thì có thể bị thu hồi sim đó về kho số của các nhà mạng.
Bởi vậy, có thể thấy, khi đã bước sang năm 2024, các thông tin thuê bao đã hoàn toàn được đăng ký chính chủ. Do đó, hiện tượng số lạ đăng ký thông tin thuê bao của mình rất hiếm xảy ra. Trong trường hợp điều này xảy ra, khách hàng cần trực tiếp đến nhà mạng để thực hiện hủy số đã đăng ký.
Khách hàng có thể mang Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc hộ chiếu đến điểm giao dịch của nhà mạng để yêu cầu hủy thông tin của mình trên số điện thoại của người khác, đồng thời xác nhận số điện thoại của mình là số chính chủ.
Trong trường hợp này, những số điện thoại lạ sẽ bị xóa thông tin thuê bao và nhận được thông báo bổ sung thông tin của từng nhà mạng.
2.Lợi ích của việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động
Khi sim điện thoại đã được đăng ký thông tin chính chủ thì mỗi số điện thoại sẽ được xác định chính xác, cụ thể cá nhân chủ sở hữu. Theo đó, lợi ích của việc chuẩn hóa thông tin thuê bao gồm:
– Hạn chế lừa đảo, quấy rối: Khi thông tin thuê bao đã được đăng ký chính chủ thì các hành vi lừa đảo, quấy rối sẽ không thể ngang nhiên thực hiện bởi khi đó, cơ quan nhà nước hoàn toàn dễ dàng tra soát, kiểm tra được thông tin của người lừa đảo, quấy rối.
Đồng thời, từ 27/10/2023, các số điện thoại hay gọi điện hoặc nhắn tin cho khách hàng của các nhà mạng sẽ được định danh gắn tên nhà mạng nhằm chống lừa đảo online, cụ thể:
+Hiển thị tên định danh BO TTTT: Nếu cuộc gọi gọi đến người dân là của các đơn vị thuộc Bộ gồm ăn phòng bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện.
+Hiển thị tên định danh là các nhà mạng: Cuộc gọi xuất phát từ các doanh nghiệp viễn thông.
– Sử dụng đồng bộ và dễ dàng khi đăng nhập vào các Cơ sở dữ liệu quốc gia và tài khoản định danh điện tử. Khi đã xác định thông tin chính chủ, việc cập nhật, đăng nhập, sử dụng các tiện ích số sẽ thực hiện dễ dàng hơn bởi VNeID hay Cơ sở dữ liệu quốc gia đều yêu cầu có thông tin số điện thoại chính chủ…
3.Cách kiểm tra CMND đã đăng ký bao nhiêu số điện thoại?
Để kiểm tra số CMND của mình có phải đã được dùng để đăng ký cho các số điện thoại khác hay không, có thể thực hiện như sau:
– Nếu dùng mạng Viettel, soạn tin theo cú pháp: CMT gửi 195
– Nếu dùng mạng Vinaphone, gọi đến tổng đài 9191 (cước phí 200 đồng/phút với thuê bao trả trước và miễn phí với thuê bao trả sau) hoặc 1800 1091, làm theo hướng dẫn (miễn phí cước gọi 100%).
– Nếu dùng mạng Mobifone, gọi đến tổng đài 9090, chọn nhánh số 1, sau đó chọn tiếp nhánh số 4 để được điện thoại viên giải đáp.
4.Dùng CMND của người khác để đăng ký thuê bao bị phạt thế nào?
Việc dùng thông tin cá nhân (giấy CMND/CCCD…) của người khác để đăng ký sim chính là hành vi giả mạo, sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác để thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao.
Với các trường hợp này, căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, các số thuê bao này sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 10 – 12 tháng.
Đồng thời, với những người bán sim đã được hòa mạng sẵn, sim đã đăng ký thông tin có sẵn thì theo điểm b khoản 15 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, những đối tượng này sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng.
Nguồn: Luatvietnam
Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải
Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
vplstronghai.nghean@gmail.com
0913 766 976