CÓ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH DÂN TỘC CỦA CON THEO DÂN TỘC CỦA MẸ HAY KHÔNG?

CÓ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH DÂN TỘC CỦA CON THEO DÂN TỘC CỦA MẸ HAY KHÔNG?

1.Có được xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định dân tộc như sau:

Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

1.Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2.Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em….

Đồng thời, tại Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về áp dụng tập quán như sau:

Điều 5. Áp dụng tập quán

1.Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự….

Theo đó, tuỳ từng trường hợp khác nhau, việc xác định dân tộc cho con sẽ thực hiện khác nhau theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015.

*Con có đầy đủ cả cha mẹ đẻ

– Cha mẹ đẻ cùng dân tộc: Con sinh ra sẽ theo dân tộc của cha và mẹ đẻ. Đồng nghĩa, nếu cha mẹ đẻ có cùng dân tộc thì con sẽ theo dân tộc này.

– Cha mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau: Dân tộc của con sẽ được xác định như sau:

+ Theo sự thoả thuận của cha mẹ đẻ: Theo cha đẻ hoặc theo mẹ đẻ.

+ Không thoả thuận được: Dân tộc của con xác định theo tập quán. Nếu tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

*Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và được nhận con nuôi:

Được xác định theo dân tộc của một trong hai người, cha nuôi hoặc mẹ nuôi (nếu cha mẹ nuôi có thảo thuận). Nếu chỉ có một người nhận nuôi thì dân tộc của con sẽ được lấy theo dân tộc của người đó.

*Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và chưa được nhận nuôi:

Được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Do vậy, nếu trẻ có đầy đủ cha mẹ thì việc xác định dân tộc con theo dân tộc của mẹ thực hiện theo thỏa thuận giữa cha mẹ.

2.Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xác định lại dân tộc không?

Căn cứ theo Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau:

Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

1.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

3.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Như vậy, có thể thấy, theo quy định Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không có thẩm quyền xác định lại dân tộc mà thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3.Có thể đăng ký khai sinh cho con khác dân tộc với cha mẹ được không?

Theo Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về nội dung khai sinh như sau:

Điều 6. Nội dung khai sinh

Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1.Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

2.Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Theo đó, việc xác định dân tộc cho con khi đăng ký khai sinh có thể dựa trên sự thỏa thuận của cha mẹ, tuy nhiên, phải bảo đảm theo dân tộc của cha mẹ

Do đó, khi đăng ký khai sinh cho con không thể xác định dân tộc cho con khác với dân tộc của cha mẹ, phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.

Nguồn: TVPL


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng mười 17th, 2024 trong danh mục Hỏi - đáp, Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap