CON BỊ THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ?

CON BỊ THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ?

1.Trường hợp con bị thiểu năng trí tuệ có tên trong di chúc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp di chúc phân chia rõ để cho người con bị thiểu năng trí tuệ bao nhiêu phần di sản thì họ sẽ được nhận phần di sản đó theo đúng di chúc.

Còn nếu di chúc không chỉ định rõ phần di sản được hưởng thì di sản được chia đều cho tất cả những người thừa kế được nhắc tới trong di chúc, trong đó có người con bị thiểu năng trí tuệ.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất. Do vậy, các trường hợp thực hiện các hành vi ngăn cấm người thiểu năng trí tuệ nhận di sản theo đúng quyền lợi của họ đều sẽ bị xử phạt nặng theo quy định.

2.Trường hợp con bị thiểu năng trí tuệ không có tên trong di chúc

Nếu không có tên trong di chúc, con bị thiểu năng trí tuệ vẫn được hưởng thừa kế bởi đây là một trong 06 đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc, bao gồm:

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

(Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015)

Theo đó, trừ trường hợp từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015 thì người con bị thiểu năng vẫn hoàn toàn có quyền được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của 01 người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Trường hợp người bị thiểu năng trí tuệ không được hưởng phần di sản mà họ đáng ra được hưởng theo đúng quy định thì người này hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu chia di sản thừa kế.

3.Trường hợp người mất không để lại di chúc

Nếu không có di chúc, toàn bộ khối tài sản của người mất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, nếu không có di chúc thì di sản sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.

Theo đó, toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự, trong đó có cả người con bị thiểu năng trí tuệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng chín 4th, 2024 trong danh mục Hỏi - đáp, Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap