CỬA HÀNG CẦM ĐỒ CÓ ĐƯỢC PHÉP BÁN XE ĐANG CẦM KHÔNG?

CỬA HÀNG CẦM ĐỒ CÓ ĐƯỢC PHÉP BÁN XE ĐANG CẦM KHÔNG?

1.Có được bán xe đang cầm cố tại cửa hàng không?

Cầm cố xe máy là một trong những biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố tài sản được định nghĩa như sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 2015 này khẳng định:

Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

2.Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Như vậy, có thể thấy, việc cầm cố chỉ là một dạng “giữ hộ” tài sản của người khác để thực hiện nghĩa vụ giữa người nhận cầm cố và người cầm cố và trong trường hợp thông thường, cửa hiệu cầm cố sẽ không được bán tài sản cầm cố.

Bởi khi người cầm cố thực hiện xong nghĩa vụ hoặc bị huỷ bỏ/thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thì cửa hiệu cầm cố phải trả lại tài sản cho người cầm cố.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người nhận cầm cố đều không được bán tài sản cầm cố vì theo khoản 2 Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên nhận cầm cố có quyền:

2.Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các biện pháp xử lý tài sản cầm cố có thể gồm bán, cho thuê, cho mượn. Tuy nhiên, dù xử lý bằng biện pháp nào thì bên nhận cầm cố cũng phải được sự cho phép (thoả thuận trước đó) của bên cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật.

Nói tóm lại, cửa hiệu cầm đồ hoàn toàn có quyền bán xe đang cầm cho người khác nếu người cầm đồ có thoả thuận về việc này trước khi thực hiện cầm đồ hoặc theo quy định của pháp luật cho phép thực hiện hành vi này.
2.Mua xe máy ở tiệm cầm đồ có sang tên được không?

Như đã biết, khi mua xe máy được cấm cồ ở hiệu cầm đồ thì giá cả sẽ “mềm” hơn so với việc mua xe cũ trực tiếp ở cửa hàng hoặc từ chủ sở hữu hoặc so với mua xe mới. Bởi vậy, việc này rất được mọi người ưa chuộng.

Tuy nhiên, như phân tích ở trên, cửa hàng cầm đồ chỉ được bán xe của người cầm cố trong hai trường hợp (theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật) nên khi mua xe ở đây, người mua cần phải lưu ý đến vấn đề này.

Cụ thể, nếu các bên trước đó đã có thoả thuận thì khi mua bán xe ở tiệm cầm đồ, người mua bắt buộc phải yêu cầu chủ tiệm cầm đồ xuất trình giấy tờ chứng minh việc thoả thuận được phép bán tài sản cầm cố.

Và theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 582020/TT-BCA, một trong những loại giấy tờ cần phải có khi đăng ký xe là giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe trong đó có thể kể đến hoá đơn, biên lai, phiếu thu, giấy tờ mua bán xe.

Đặc biệt, giấy tờ mua bán phải có xác nhận công chứng hoặc chứng thực. Do đó, sau khi mua xe của tiệm cầm đồ, các bên hoặc phải có biên lai mua xe kèm theo thoả thuận về việc chủ tiệm cầm đồ được bán xe với chủ xe hoặc hợp đồng mua bán xe với chủ xe (hoặc chủ tiệm cầm đồ kèm theo thoả thuận về việc chủ xe đồng ý cho bán xe cầm cố).

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng chín 6th, 2022 trong danh mục Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap