GIẤY KHAI SINH VÀ CMND KHÔNG KHỚP PHẢI XỬ LÝ THẾ NÀO?

GIẤY KHAI SINH VÀ CMND KHÔNG KHỚP PHẢI XỬ LÝ THẾ NÀO?

CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận các thông tin cơ bản, đặc điểm nhận dạng và lai lịch của người được cấp.

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản:

– Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; quốc tịch; dân tộc; nơi cư trú;

– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có các nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh thì phải điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Như vậy, thông tin trên CMND bắt buộc phải khớp với thông tin trên Giấy khai sinh. Nếu CMND có thông tin bị sai lệch so với Giấy khai sinh thì cần phải làm lại giấy tờ nhân thân mới.

Hiện nay, nước ta đã dừng cấp CMND và thay bằng thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Do đó người có Giấy khai sinh và CMND không khớp sẽ phải làm thẻ CCCD để thay thế CMND.

Tương tự, trường hợp tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính mà sử dụng thông tin theo CMND không khớp với giấy khai sinh thì nên cải chính thông tin cho phù hợp với giấy khai sinh để đảm bảo tính pháp lý.

Thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chip mới nhất

Nơi làm thủ tục

Công dân có thể lựa chọn một trong các cơ quan dưới đây để làm Căn cước công dân gắn chip:

– Cơ quan quản lý Căn cước công dân thuộc Bộ Công an;

– Cơ quan quản lý Căn cước công dân thuộc Công an tỉnh, thành phố;

– Cơ quan quản lý Căn cước công dân thuộc Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

(Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Căn cước công dân 2014)

Trình tự các bước làm thủ tục

Căn cứ Luật Căn cước công dân, Thông tư 59/2021/TT-BCA, Thông tư 60/2021/TT-BCA, trình tự các bước làm Căn cước công dân gắn chip như sau:

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD

Công dân có thể trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp CCCD hoặc đăng ký trước thời gian, địa điểm đến thực hiện thủ tục cấp CCCD qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Bước 2: Tiếp nhận và tra cứu thông tin

Cán bộ công an tiếp nhận thông tin từ công dân và tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:

Trường hợp thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin này để lập hồ sơ cấp thẻ;

Trường hợp thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thông tin thì yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;

Trường hợp thông tin chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (ví dụ như giấy khai sinh, giấy xác nhận cư trú…).

Bước 3: Chụp ảnh, lấy vân tay

Cán bộ công an mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD, sau đó đưa cho công dân kiểm tra, ký tên.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD

Lệ phí đổi từ CMND sang CCCD là 30.000 đồng/thẻ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC

Thời gian trả thẻ CCCD

Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định thời gian trả thẻ tối đa là 08 ngày làm việc, tuy nhiên trên thực tế có thể lâu hơn.

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng tư 24th, 2023 trong danh mục Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
reu suoi

chân là cái có trước, giầy là cái có sau. Vậy nên, không ai gọt chân cho vừa giầy cả./.

Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap