GIẤY TỜ TÙY THÂN GỒM NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

GIẤY TỜ TÙY THÂN GỒM NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

1.Giấy tờ tùy thân là gì?

Dù được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay nhưng dưới góc độ pháp lý chưa có bất cứ văn bản nào đưa ra khái niệm giấy tờ tùy thân là gì.

Theo cách hiểu chung nhất, giấy tờ tùy thân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người.

Giấy tờ tùy thân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trong một thời gian nhất định.

2.Giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

Đến nay, một số văn bản đã nêu ra các loại giấy tờ được sử dụng, khẳng định là giấy tờ tùy thân:

– Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân;

– Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân;

– Luật Căn cước công dân quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

Đồng thời, nhiều văn bản khác cũng đề cập đến giấy tờ trên là giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ như Luật Công chứng, Bộ luật Lao động, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch…

Như vậy, hiện nay có 03 loại giấy tờ là Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân.

Ngoài ra trong một số trường hợp, một số loại giấy tờ khác cũng có thể thay thế 03 loại giấy tờ trên.

Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch được xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:

– Hộ chiếu;

– Chứng minh nhân dân;

– Thẻ Căn cước công dân;

– Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Theo đó, một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…

Trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ, không bắt buộc phải là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dây hay hộ chiếu.

3.Số giấy tờ tùy thân ở đâu?

Số của Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân in ngay ở mặt trước.

Từ lần đầu tiên được cấp vào năm 1957, Chứng minh nhân dân đã được thay đổi đến 06 lần. Cho đến nay, có 02 loại Chứng minh nhân dân vẫn còn được sử dụng là Chứng minh nhân dân 9 số và Chứng minh nhân dân 12 số.

Đối với số của thẻ Căn cước công dân, đây chính số định danh cá nhân. Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số.

Số của Hộ chiếu được in ở trang đầu tiên hoặc ở góc bên phải, phía trên của trang thứ 2 của cuốn hộ chiếu. Số hộ chiếu chính là một dãy chữ số gồm 8 ký tự, được bắt đầu bằng một chữ cái in hoa trong bảng chữ cái Việt Nam, tiếp theo đó 07 chữ số tự nhiên trong hệ thống bảng chữ số.

4.Dùng giấy tờ tùy thân giả bị phạt thế nào?

Hành vi sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả sẽ bị phạt hành chính từ 04 – 06 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trường hợp sử dụng hộ chiếu giả thì bị phạt hành chính từ 05 – 10 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 144/2021.

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng mười 2nd, 2023 trong danh mục Tư vấn pháp luật, Hỏi - đáp
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap