KHÔNG ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG THỬ VIỆC, GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?

KHÔNG ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG THỬ VIỆC, GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Ngoài ra, tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Do vậy, khi thử việc, người lao động sẽ được công ty trả lương tương ứng với số ngày đã làm việc dù người lao động nghỉ ngang hay bị công ty chấm dứt thử việc. Mức lương do hai bên thỏa thuận trước đó trong hợp đồng thử việc và ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

* Cách giải quyết khi người sử dụng lao động không trả lương thử việc

Trong trường hợp Công ty vẫn không người lao độngu trả lương thử việc thì người lao động có thể thực hiện 03 cách sau để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình:

Cách 1: Khiếu nại

Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau:

– Khiếu nại lần đầu: Tới công ty.

+ Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.

+ Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, Người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

+ Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.

+ Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

Cách 2: Tố cáo

Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, Người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

Trong quá trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Cách 3: Khởi kiện

Trong trường hợp khiếu nại mà không được giải quyết hay chậm giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có quyền làm đơn khiếu kiện gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi của mình, và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

* Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định trả lương thử việc

Theo điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động (là tổ chức) vi phạm quy định về trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.

Như vậy, trong trường hợp công ty vi phạm quy định về trả lương thử việc cho người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng mười 24th, 2022 trong danh mục Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap