SỬ DỤNG MỰC LĂN TAY CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG?

SỬ DỤNG MỰC LĂN TAY CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG?

1.Mực lăn tay công chứng màu gì?

Câu hỏi về mực lăn tay công chứng được đặt ra khi người yêu cầu công chứng phải lăn tay điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch công chứng. Theo đó, hiện Luật Công chứng đang có hiệu lực cùng các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết không quy định cụ thể về màu mực dùng để lăn tay công chứng.

Đồng nghĩa, người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng hoàn toàn có thể sử dùng màu mực nào thuận tiện, rõ ràng dấu vân tay nhất cho hợp đồng, giao dịch.

Tuy nhiên, màu mực lăn tay công chứng nên đảm bảo dấu vân tay được lấy một cách rõ nét, không nhoè, khô nhanh, không phai. Đây có thể xem là yêu cầu quan trọng nhất về mực lăn tay.

Bởi chỉ khi lấy dấu vân tay rõ ràng thì công chứng viên mới có đủ cơ sở để đối chiếu dấu vân tay trong văn bản công chứng với giấy tờ tuỳ thân là Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.

Hiện, các văn phòng công chứng và phòng công chứng thường sử dụng hộp điểm chỉ màu đen hoặc xanh. Cá biệt, có một số tổ chức hành nghề công chứng sử dụng màu mực lăn tay là màu đỏ trong các văn bản hợp đồng, giao dịch.

Độc giả có thể dễ dàng mua hộp mực lăn tay tại các hiệu sách hoặc các tiệm bán văn phòng phẩm trên cả nước.

2.Có bắt buộc phải lăn tay điểm chỉ khi công chứng không?

Mặc dù được lựa chọn màu mực lăn tay công chứng nhưng thông thường các tổ chức hành nghề công chứng đều sẽ sử dụng màu đen, một số nơi có sử dụng màu đỏ hoặc màu xanh dương vì đây là ba màu có độ tương phải khá cao khi in trên giấy.

Về việc có bắt buộc phải lăn tay điểm chỉ không, Điều 48 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ:

– Điểm chỉ thay thế cho ký: Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do bị khuyết tật hoặc không biết ký.

– Điểm chỉ được thực hiện đồng thời với việc ký: Khi công chứng di chúc hoặc công chứng viên thấy cần thiết phải thực hiện cả việc ký và điểm chỉ để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng hoặc do người yêu cầu công chứng đề nghị muốn kết hợp cả ký và điểm chỉ.

Do đó, việc điểm chỉ chỉ bắt buộc trong trường hợp nêu trên mà không phải mọi trường hợp đều phải điểm chỉ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết các tổ chức hành nghề công chứng đều yêu cầu các bên trong hợp đồng, giao dịch đều phải kết hợp sử dụng cả chữ ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng.

Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng ấn tay vào hộp điểm chỉ, lấy phần mực điểm chỉ bao trùm hết ngón trỏ phải và ấn vào phần ký, ghi rõ họ tên, điểm chỉ trong văn bản công chứng.

Trong nhiều trường hợp, công chứng viên có thể cầm tay người yêu cầu công chứng để thực hiện việc điểm chỉ.

Người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải để điểm chỉ. Nếu không thể điểm chỉ bằng ngón trỏ phải thì dùng ngón trỏ trái. Nếu cả hai ngón tay đó đều không thể sử dụng để điểm chỉ trong văn bản công chứng thì người yêu cầu công chứng có thể sử dụng ngón tay khác.

Tuy nhiên, khi sử dụng ngón tay khác thì phải ghi rõ trong văn bản công chứng đó là ngón tay nào và của bàn tay nào. Ví dụ: Ngón trỏ phải, ngón trỏ trái, ngón cái phải, ngón cái trái…

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng sáu 7th, 2023 trong danh mục Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap