THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN NHIỀU THÌ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM CÓ ĐƯỢC GIẢM HAY KHÔNG?
THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN NHIỀU THÌ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM CÓ ĐƯỢC GIẢM HAY KHÔNG?
Bảo hiểm y tế tự nguyện là bảo hiểm như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
4.Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5.Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6.Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Theo đó, bảo hiểm y tế tự nguyện là bảo hiểm y tế hộ gia đình dành cho những đồi tượng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định định.
Bảo hiểm y tế tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Người muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có thể liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú hoặc các đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế để đăng ký tham gia bảo hiểm.
Để tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì người đăng ký cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1.Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2.Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3.Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a)Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b)Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì ngoài việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người đăng ký còn phải có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Thành viên gia đình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện nhiều thì mức đóng bảo hiểm có được giảm không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1.Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a)Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b)Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c)Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d)Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ)Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e)Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
…
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Nguồn: TVPL
Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải
Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
vplstronghai.nghean@gmail.com
0913 766 976