TIỀN GỬI TRONG NGÂN HÀNG BỖNG DƯNG BIẾN MẤT, CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

TIỀN GỬI TRONG NGÂN HÀNG BỖNG DƯNG BIẾN MẤT, CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

1.Trường hợp nào có thể mất tiền gửi trong ngân hàng?

Trong một số trường hợp dưới đây có thể bị mất tiền khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng:

Khi ngân hàng phá sản

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), ngân hàng hoàn toàn có thể tuyên bố phá sản nếu không hoạt động hiệu quả.

Do đó, khi ngân hàng hoạt động không có hiệu quả thì có thể yêu cầu phá sản. Kéo theo đó, tiền gửi trong tài khoản ngân hàng đó của cá nhân, tổ chức sẽ đứng trước nguy cơ không còn nữa.

Khi không trực tiếp đến ngân hàng gửi

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, việc gửi tiết kiệm chỉ được thực hiện theo một trong hai hình thức là tại phòng giao dịch của ngân hàng hoặc thực hiện qua phương thức online.

Tuy nhiên, có không ít khách hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại đã “nhờ” nhân viên ngân hàng hỗ trợ thủ tục gửi tiết kiệm tại nhà. Chính việc này đã tạo kẽ hở cho nhiều đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm.

Khi ký sẵn chứng từ chuyển tiền

Cũng tương tự như lý do ở trên, nhiều khách hàng đã tin tưởng và ký sẵn các giấy tờ, chứng từ chuyển tiền “khống”, không có nội dung hoặc để nhân viên ngân hàng giữ sổ tiết kiệm, nợ chứng từ…

Những lý do này cũng khiến số tiền trong sổ tiết kiệm bị lấy mất.

Khi gửi online

Mặc dù hiện nay, công nghệ áp dụng cho hình thức giao dịch tại ngân hàng đã rất bảo mật, an toàn nhưng vẫn có trường hợp bị kẻ gian lợi dụng gửi các trang web hoặc đường link lừa đảo để chiếm đoạt số tiền gửi tiết kiệm.

Ngoài ra, khi mất điện thoại hoặc khi công khai các thông tin cá nhân trên mạng cũng khiến cho tiền gửi tiết kiệm biến mất không rõ lý do.

2.Có lấy lại được tiền gửi ngân hàng bị mất không?

Do nhiều lý do, cũng có chủ quan và khách quan khiến tiền gửi ngân hàng biến mất nên tùy vào từng trường hợp để xác định người phải chịu trách nhiệm cho việc tiền tiết kiệm bị mất hoặc có lấy lại được tiền gửi ngân hàng bị mất không. Cụ thể:

Nếu do ngân hàng phá sản

Nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiền ngân hàng có thể không lấy lại được toàn bộ số tiền đã gửi mà chỉ có thể được nhận tiền bảo hiểm tiền gửi.

Bởi theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, các ngân hàng khi nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân phải đóng bảo hiểm tiền gửi trừ ngân hàng chính sách thì không phải tham gia.

Do đó, khi ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ nhận được tiền bảo hiểm cho số tiền đó. Và mức tiền bảo hiểm theo quy định hiện nay tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg là 125 triệu đồng (đã bao gồm cả gốc và lãi).

Do lỗi chủ quan của khách hàng

Khi tiền gửi tiết kiệm bị mất do lỗi chủ quan của chủ tài khoản như để lộ thông tin về tài khoản, bất cẩn trong quá trình bảo quản thông tin… thì ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này.

Do lỗi của ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, căn cứ phát sinh trách nhệm bồi thường thiệt hại thuộc về người có hành vi xâm phạm tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ và kịp thời mọi thiệt hại thực tế.

Do đó, khi việc mất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng do lỗi của ngân hàng hoặc do lỗi của nhân viên ngân hàng thì tùy vào mức độ lỗi mà phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế cho khách hàng gửi tiết kiệm.

3.Phải làm gì để bảo vệ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng?

Vậy câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng? Cụ thể, có thể sử dụng một số lưu ý dưới đây:

– Nên gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng lớn và có uy tín trên toàn quốc. Thậm chí, khách hàng có thể chọn biện pháp gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng khác nhau thay vì chỉ gửi ở một ngân hàng.

– Đặc biệt cẩn thận trong việc lưu giữ sổ tiết kiệm hoặc thông tin tài khoản, mật khẩu, không cho bất cứ ai biết mã số OTP, bảo mật điện thoại cẩn thận…

– Nên trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện việc gửi tiết kiệm. Nếu gửi tiền online thì tuyệt đối không bấm vào các link trang web lạ, có dấu hiệu lừa đảo hoặc không bấm vào các đường link do người lạ gửi.

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng tư 4th, 2024 trong danh mục Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap