ỦY QUYỀN CÓ LÀM MẤT QUYỀN CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN KHÔNG?

ỦY QUYỀN CÓ LÀM MẤT QUYỀN CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN KHÔNG?

Trong các văn bản của pháp luật không có định nghĩa cụ thể uỷ quyền là gì nhưng tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng uỷ quyền. Theo đó:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Căn cứ định nghĩa này, có thể hiểu uỷ quyền là việc các bên thoả thuận trong đó, một bên sẽ nhân danh bên còn lại thực hiện các công việc thay cho người đó. Do đó, về bản chất, uỷ quyền chỉ là việc “nhờ” người khác thực hiện công việc thay cho mình mà không phải là sự chuyển giao quyền, trách nhiệm của các bên.

Ngoài ra, người được uỷ quyền chỉ thực hiện công việc trong phạm vi được uỷ quyền hoặc trong một khoảng thời gian uỷ quyền nhất định mà không phải được chuyển giao hoàn toàn quyền của người uỷ quyền. Nếu các bên không có thoả thuận, luật không quy định, thời hạn uỷ quyền chỉ có hiệu lực trong vòng 01 năm.

Không chỉ vậy, người uỷ quyền còn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền bất cứ lúc nào theo quy định của Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

– Uỷ quyền có thù lao: Phải thanh toán thù lao cho bên nhận uỷ quyền tương ứng với phần công việc mà người này đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

– Uỷ quyền không có thù lao: Phải báo trước cho bên nhận uỷ quyền trong thời hạn hợp lý.

Do đó, có thể khẳng định, người uỷ quyền sẽ không bị mất quyền sau khi đã thực hiện việc uỷ quyền cho người khác.

Người được ủy quyền có thể ủy quyền tiếp cho người khác không?

Về việc uỷ quyền tiếp cho người khác, Điều 564 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp người nhận uỷ quyền được quyền uỷ quyền lại cho người khác:

– Bên uỷ quyền đã đồng ý về việc uỷ quyền tiếp cho người khác.

– Do sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc không uỷ quyền lại sẽ làm mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người uỷ quyền không thể thựuc hiện được.

Tuy nhiên, để được uỷ quyền cho người khác, người nhận uỷ quyền cần phải lưu ý một số đặc điểm sau đây:

– Phạm vi uỷ quyền của việc uỷ quyền tiếp cho người khác không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.

Ví dụ, trong hợp đồng uỷ quyền lần thứ nhất, ông A uỷ quyền cho ông B được thay mặt mình nộp hồ sơ cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, do không có thời gian để thực hiện và nhận được sự đồng ý của ông A, ông B có thể tiếp tục uỷ quyền cho ông C. Tuy nhiên, phạm vi uỷ quyền giữa ông B và ông C chỉ là ông C thay mặt ông A nộp hồ sơ cấp sổ đỏ đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng với phạm vi uỷ quyền giữa ông A và ông B.

– Hình thức của hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng uỷ quyền ban đầu.

Ví dụ: Vẫn ở trường hợp uỷ quyền nộp hồ sơ cấp sổ đỏ nêu trên. Ông A uỷ quyền cho ông B bằng hợp đồng uỷ quyền có công chứng tại Văn phòng công chứng D. Do đó, theo quy định này, khi ông B uỷ quyền cho ông C thì ông B và ông C cũng cần phải công chứng hợp đồng uỷ quyền giữa hai người.

Như vậy, có thể thấy, các bên sau khi nhận uỷ quyền hoàn toàn có quyền uỷ quyền cho người khác nếu thuộc một trong ba trường hợp đã nêu ở trên. Tuy nhiên, khi thực hiện uỷ quyền lại, các bên cũng cần phải lưu ý những quy định này.

Nguồn: Luatvietnam


Tác giả: được đăng vào lúc Tháng sáu 8th, 2023 trong danh mục Tư vấn pháp luật
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Trong Hai

Giám đốc - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Trọng Hải

Số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

vplstronghai.nghean@gmail.com

0913 766 976



0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Share via
Copy link
Powered by Social Snap